Đắp mặt nạ là phương pháp làm đẹp phổ biến thường được phái đẹp áp dụng trong quy trình chăm sóc da. Phương pháp làm đẹp này vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm tiền bạc mà đem lại hiệu quả nhanh chóng, tốt cho da. Tuy nhiên, việc đắp mặt nạ cũng có thể không đem lại hiệu quả, thậm chí còn khiến tình trạng da xấu đi. Cùng KSHOP BEAUTY tìm ra 10 sai lầm mà nhiều người mắc phải khiến cho việc đắp mặt nạ không có hiệu quả qua bài viết dưới đây.

1. Sử dụng loại mặt nạ không phù hợp với làn da

Cũng như nhiều loại mỹ phẩm chăm sóc da khác, khi sử dụng mặt nạ, bạn cũng cần lựa chọn những sản phẩm phù hợp với đặc điểm da của mình. Tuỳ theo ý đồ của nhà sản xuất, mỗi loại mặt nạ lại có một hoặc nhiều công dụng khác nhau. Mỗi làn da cũng sẽ có những đặc trưng riêng. Do đó, cần lựa chọn mặt nạ có công dụng, đặc điểm phù hợp với làn da. Bạn có thể tham khảo tips lựa chọn mặt nạ như sau:

Da dầu

Bạn nên chọn những loại mặt nạ có khả năng kiểm soát dầu, làm sạch nhờn, ngừa mụn. Thường những sản phẩm này sẽ có thành phần chứa sữa chua, axit citric, lưu huỳnh, axit mandelic, vitamin C,…hay mặt nạ bùn khoáng.

Da khô

Da khô thường có đặc điểm là thô ráp, dễ bong tróc. Vì vậy, những loại mặt nạ có các thành phần dưỡng ẩm như Hyaluronic Acid, Glycerin, Butylene Glycol hay các thành phần có nguồn gốc thiên nhiên như dưa leo, nha đam,…sẽ giúp cấp ẩm, cải thiện tình trạng da khô, thiếu ẩm.

Da mụn

Đối với da mụn, bạn nên sử dụng những loại mặt nạ hỗ trợ giảm mụn, có thành phần như tinh chất ốc sên, rau má, tràm trà. Sản phẩm sẽ giúp kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn sinh sôi và phát triển trên da, từ đó, giúp làm giảm đáng kể tình trạng mụn của bạn.

Da nhạy cảm

Da nhạy cảm thường rất dễ kích ứng khi gặp các kích thích hoặc sử dụng những sản phẩm dưỡng da có thành phần không phù hợp với da. Dó đó, bạn nên ưu tiên những sản phẩm có thành phần thiên nhiên lành tính, mặt nạ có lớp dưỡng dạng gel.

Da hỗn hợp

Da hỗn hợp mang đặc điểm của cả da khô và da dầu, vì vậy, đây là làn da rất khó chọn sản phẩm phù hợp. Với làn da hỗn hợp thiên khô thì nên chọn mặt nạ dạng kem. Con với da hỗn hợp thiên dầu thì nên chọn mặt nạ đất sét. Ngoài ra, mặt nạ thiên nhiên cũng rất thích hợp với làn da này.

Mỗi loại da lại có những đặc điểm khác nhau, từ đó, mặt nạ sử dụng cũng có thể khác nhau

2. Chỉ sử dụng duy nhất một loại mặt nạ

Tình trạng da sẽ không cố định mà sẽ thay đổi theo các nhân tố như thời tiết, khí hậu, độ ẩm, các kích thích bên ngoài và nhiều yếu tố khác. Vì vậy, chỉ sử dụng duy nhất một loại mặt nạ sẽ không thể giải quyết đuọc hết nhu cầu của làn da. Bạn nên thay đổi mặt nạ khi tình trạng da thay đổi hoặc nếu không chắc chắn, bạn có thể sử dụng mặt nạ đa công dụng để có thể chăm sóc da một cách tốt nhất.

Tùy vào tình trạng da mà bạn lựa chọn loại mặt nạ phù hợp

3. Không làm sạch da trước khi đắp mặt nạ

Bụi bẩn, dầu nhờn, tế bào chết, vi khuẩn, lớp trang điểm,… là những tác nhân gây hại cho da. Nếu như không làm sạch da triệt để trước khi đắp mặt nạ thì những nhân tố này sẽ làm lỗ chân lông bị bít tắc, ngăn chặn các dưỡng chất từ mặt nạ thẩm thấu sâu vào bên trong da. Điều này vừa khiến mặt nạ không phát huy được hết công dụng của mình, vừa khiến sức khoẻ làn da trở nên xấu đi. Vì vậy, bạn cần phải làm sạch da thì mới có thể đắp mặt nạ. Các bước làm sạch cơ bản là tẩy trang, sử dụng sữa rửa mặt, tẩy da chết (2-3 lần/tuần).

Làm sạch là bước vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc da

4. Vệ sinh tay chưa kỹ khi lấy mặt nạ ra khỏi bao bì

Bàn tay chúng ta tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn, vì vậy, các chuyên gia da liễu đều khuyên rằng chúng ta nên rửa tay thật sạch trước khi đưa lên mặt để tránh vi khuẩn có thể bám vào làn da. Khá nhiều người chủ quan khi skincare khi tay chưa được vệ sinh sạch sẽ khiến cho da mặt không được cải thiện, thậm chí, còn làm da xấu đi.

Rửa tay thật sạch để tránh tình trạng vi khuẩn bám dính vào da

5. Giữ mặt nạ trên da quá lâu hoặc để qua đêm

Trừ mặt nạ ngủ hay những loại mặt nạ được nhà sản xuất thiết kế chuyên dụng cho ban đêm thì hầu hết các loại mặt nạ đều cần loại bỏ khỏi da trong thời gian nhất định.

– Với mặt nạ giấy: thời gian để mặt nạ trên da là từ 15-20 phút. Nếu bạn để mặt nạ giấy trên da quá lâu sẽ dễ sinh ra hiện tượng hút ẩm ngược gây khô da, bong tróc,…

– Với mặt nạ đất sét, bùn: thời gian rửa lớp mặt nạ sẽ phụ thuộc vào thời gian khô của chúng. Khi mặt nạ trở nên khô, bạn cần phải rửa đi, nếu để lâu trên da, cũng sẽ gây ra hiện tượng hút ẩm ngược. Thông thường, thời gian đắp các loại mặt nạ này là từ 3-4 phút.

Để mặt nạ quá lâu trên mặt đôi khi đem lại công dụng ngược

6. Không rửa mặt sau khi đắp mặt nạ

Việc rửa mặt sau khi đắp mặt nạ rất cần thiết, tuỳ vào loại mặt nạ mà bạn sử dụng. Thông thường, những loại mặt nạ như mặt nạ giấy, mặt nạ đất sét, mặt nạ ngủ, mặt nạ kem, mặt nạ lột,… sẽ cần phải có bước rửa mặt sau quá trình đắp bởi bước này sẽ giúp bạn loại bỏ bã mặt nạ, các tinh chất dư thừa, những chất có khả năng gây kích ứng da, giúp cho da khô thoáng, dễ chịu. Bạn chỉ cần rửa lại mặt bằng nước sạch là đủ, không nên dùng sữa rửa mặt ở bước này bởi sản phẩm sẽ có thể rửa trôi các dưỡng chất mà da vừa được hấp thụ từ mặt nạ, bào mòn da khiến da mỏng và dễ kích ứng hơn.

Rửa mặt là bước quan trọng sau khi gỡ mặt nạ khỏi da

7. Không dùng kem dưỡng sau khi đắp mặt nạ

Đây là một trong những sai lầm thường thấy của các chị em khi đắp mặt nạ. Bởi nhiều người cho rằng, nếu đã đắp mặt nạ thì việc dùng kem dưỡng là không cần thiết vì chỉ mặt nạ thôi cũng đã cung cấp đủ dưỡng chất cho làn da. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các loại mặt nạ chỉ có thể hoạt động ở lớp biểu bì da, nên chưa đem lại hiệu quả tối đa. Việc dùng kem dưỡng da sau khi đắp mặt nạ sẽ giúp làm tăng hiệu quả chăm sóc da, giúp cho da mịn màng, khỏe mạnh. Bạn nên kết hợp các sản phẩm kem dưỡng da, kem dưỡng ẩm hay các loại kem đặc trị để giúp các dưỡng chất thẩm thấu tốt hơn trên da.

Dùng kem dưỡng để khóa ẩm và bổ sung thêm dưỡng chất cho da

8. Đưa mặt nạ vào quy trình chăm sóc da hàng ngày

Các chuyên gia da liễu khuyên rằng, chỉ nên sử dụng mặt nạ 2-3 lần/tuần (với da nhạy cảm là 1-2 lần/tuần), không nên sử dụng mặt nạ hằng ngày. Việc đắp mặt nạ thường xuyên sẽ sinh ra hiện tượng dư thừa dưỡng chất trên da, gây nhiều vấn đề về da. Da chỉ cần cung cấp một lượng dưỡng chất vừa đủ để có thể phát triển khỏe mạnh.

Không nên đắp mặt nạ hàng ngày

9. Tái sử dụng mặt nạ giấy

Trong mặt nạ giấy chứa một lượng lớn các dưỡng chất, vì vậy, khi đắp mặt nạ xong, lượng tinh chất còn sót lại khá nhiều. Nhiều người nghĩ rằng, việc tái sử dụng các loại mặt nạ này sẽ giúp tiết kiệm chi phí dành cho việc chăm sóc da. Tuy nhiên, không nên sử dụng mặt nạ giấy lần 2 bởi mặt nạ đã tiếp xúc với môi trường bên ngoài khiến cho chất lượng không còn tốt như khi vừa lấy ra từ bao bì và có thể vi khuẩn đã bám dính vào mặt nạ. Nếu sử dụng, bạn sẽ có thể gặp các vấn đề như kích ứng, nổi mụn,…

Mặt nạ giấy đã qua sử dụng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho da

10. Đắp mặt nạ trong khi tắm

Đắp mặt nạ trong khi tắm là cách mà nhiều người áp dụng để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, độ ẩm trong phòng tắm có thể sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của mặt nạ, làm thay đổi các thành phần trong mặt nạ và khiến các dưỡng chất không thể hấp thụ một cách tốt nhất vào da.

Các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm trong phòng tắm có thể làm giảm chất lượng của mặt nạ

Da mặt mỏng manh và rất dễ bị kích ứng nếu chúng ta chăm sóc da sai cách. Việc đắp mặt nạ tuy đơn giản nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây tổn thương da. Hy vọng với bài viết này của KSHOP BEAUTY, bạn sẽ có thể tránh được những sai lầm khi đắp mặt nạ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *