Rạn da xuất hiện khi da bị kéo căng quá mức dẫn đến tình trạng đứt gãy các mô liên kết, đặc biệt là các sợi Collagen và Elastin. Phái nữ là nhóm đối tượng dễ gặp rạn da, đặc biệt là đối với những ai đang trong quá trình thai kì. Cùng KSHOP BEAUTY tìm hiểu các dấu hiệu, nguyên nhân, và cách phòng tránh rạn da khi mang thai qua bài viết dưới đây nhé!
Rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào?
Theo khảo sát, đa số các mẹ bầu thường không biết hiện tượng rạn da khi mang thai xuất hiện ở thời điểm nào. Thời điểm rạn da xuất hiện tuỳ theo cơ địa của từng người, nhưng thường khi mẹ bầu ở trong giai tăng cân nhanh, các vết rạn da sẽ dễ xuất hiện bởi khi đó làn da bị kéo căng quá nhanh khiến da chưa kịp thích ứng và làm đứt gãy các mô liên kết trên da. Qua nghiên cứu, có đến 90% phụ nữ trong thời gian mang thai đã bị rạn da, đặc biệt là trong tháng thứ 6-7 của thai kỳ. Khi thai nhi lớn dần, cân nặng của mẹ vì thế cũng tăng theo, khiến cho các vết rạn da sẽ phát triển lớn hơn và nhiều hơn.
Khi mang thai, phụ nữ rất dễ bị rạn da
Các dấu hiệu rạn da khi mang thai
Khi cơ thể thay đổi để thích ứng dần với thai nhi đang lớn, bạn có thể nhìn thấy rõ ràng sự xuất hiện của các vết rạn da. Các vết rạn này có dạng đường vân, rằn sọc,… với các màu sắc đỏ, tím, xám, đen hay trắng. Thường thì các vết rạn xuất hiện trong thời kỳ mang bầu sẽ có màu sắc tùy thuộc vào làn da của mẹ bầu. Khi da mẹ bầu thuộc tone sáng thì vết rạn thường có màu hồng nhạt, ngược lại, khi da mẹ bầu sẫm màu hơn thì vết rạn thường có màu sáng hơn tone da của họ. Đối với đối tượng này, rạn da thường xuất hiện nhất ở ngực và bụng, sau đó sẽ là các bộ phận khác như mông, đùi, hông và ngực, bắp đùi,…
Các vết rạn da có màu sắc khác nhau
Nguyên nhân xảy ra rạn da khi mang thai
Do yếu tố di truyền
Nếu thành viên trong gia đình như bố mẹ, anh chị bị rạn da thì mẹ bầu sẽ rất dễ bị rạn da khi mang thai.
Do sự thay đổi hormone
Tuyến nội tiết trong cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi rõ rệt khi bước sang tháng thứ 3 của thai kỳ. Trong thời gian này, lượng progesterone và hormone estrogen trong cơ thể mẹ sẽ tăng cao làm xuất hiện nhiều hơn các hắc tố melanin làm tăng sắc tố da, khiến thâm nám xuất hiện và các vết rạn da trở nên sẫm màu.
Do sự tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn
Việc mang thai sẽ khiến cho cân nặng của mẹ bầu tăng nhanh, khiến cho da bị kéo căng ra trong thời gian dài và mất đi sự đàn hồi vốn có. Nếu mẹ bầu mang song thai hoặc có thai lớn thì rạn da càng dễ xảy ra và càng dễ dàng nhìn thấy hơn.
Có thể hết rạn da sau khi sinh con không?
Rạn da cũng như những vết sẹo trên cơ thể. Các vết rạn da sẽ không thể biến mất hoàn toàn mà chỉ có thể mờ dần theo thời gian. Hiện nay, mẹ bầu có thể sử dụng các loại kem dưỡng, thuốc bôi hoặc nhờ các phương pháp xâm lấn để làm mờ các vết rạn da.
Rạn da khi mang thai xảy ra do nhiều nguyên nhân
Cách phòng chống rạn da khi mang thai
Dưỡng ẩm cho da
Việc dưỡng ẩm cho da sẽ giúp da luôn duy trì được độ ẩm cân bằng, làm mềm da, củng cố và tăng cường độ đàn hồi của làn da. Từ đó, hỗ trợ làm giảm khả năng bị rạn da khi mang thai của mẹ bầu. Các loại dầu dưỡng, kem dưỡng từ dầu dừa, tinh dầu thảo dược sẽ là những sản phẩm phù hợp để dưỡng ẩm cho da.
Bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể
Để đẩy lùi rạn da, mẹ bầu không những phải quan tâm đến sức khỏe bên ngoài mà còn phải đặc biệt quan tâm đến sức khỏe bên trong. Nên bổ sung những thực phẩm có chứa các loại vitamin A, E, D, các chất chống oxy hóa, omega-3, omega-6,… để sức khỏe mẹ bầu luôn ổn định cũng như nuôi dưỡng làn da sáng khỏe, có độ đàn hồi tốt hơn.
Kiểm soát cân nặng trong giai đoạn thai kỳ
Khi mang thai, việc tăng cân là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, mẹ bầu nên có các biện pháp kiểm soát cân nặng trong thời gian này, để có thể tăng cân một cách bền vững. Vì nếu tăng cân quá nhanh trong khoảng thời gian ngắn là nguyên nhân hàng đầu khiến cho các mẹ bị rạn da. Để có thể tăng cân lành mạnh, mẹ bầu nên có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, tham khảo ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để có những biện pháp cải thiện cân nặng.
Duy trì thói quen tập thể dục, thể thao
Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể mẹ bầu, đồng thời, tăng tính đàn hồi cho da. Tuy nhiên, mẹ bầu nên vận động với sức vừa phải, tránh vận động quá độ sẽ có thể gây động thai nhi và làm xuất hiện nhiều vết rạn da hơn do da bị co giãn trong lúc vận động.
Uống nhiều nước
Uống đủ nước mỗi ngày vừa giúp duy trì lượng nước cần thiết để cơ thể có thể duy trì khỏe mạnh, vừa giúp tăng cường khả năng đàn hồi của da. Khi mang thai, mẹ bầu nên uống từ 2-2.5 lít nước mỗi ngày. Có thể uống nước lọc hoặc các loại nước ép…
Tẩy tế bào chết cho da
Tẩy da chết giúp loại bỏ những bụi bẩn, tạp chất và tế bào chết trên da, từ đó, dưỡng da sạch sâu, thông thoáng, kích thích khả năng tuần hoàn và cải thiện sức khỏe làn da.
Massage cơ thể thường xuyên
Việc massage cơ thể thường xuyên sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn, da sẽ thêm đàn hồi, từ đó giúp hạn chế tình trạng rạn da khi mang thai.
Dùng kem/thuốc chống rạn da
Hiện nay, trên thị trường đã có nhiều loại kem bôi, dầu dưỡng có thể hỗ trợ chống và làm mờ vết rạn da. Do đó, mẹ bầu cũng có thể tham khảo và sử dụng các sản phẩm này để ngăn ngừa rạn da. Đối với những sản phẩm có chứa Retinol hoặc Tretinoin, mẹ bầu cần phải có sự tư vấn và kê đơn từ bác sĩ/chuyên gia da liễu bởi hai thành phần này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Có nhiều phương pháp phòng chống rạn da khi mang thai
Rạn da là vấn đề không của riêng ai. Mặc dù không thể xóa bỏ hoàn toàn những vết rạn này nhưng với mẹ bầu, những vết rạn dường như là minh chứng cho những tháng ngày “mang nặng đẻ đau” để cho ra đời những sinh linh bé bỏng. Hy vọng bài viết này của KSHOP BEAUTY đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về rạn da khi mang thai.