Dầu dừa là thành phần vô cùng quen thuộc, được biết đến có nhiều công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp. Cùng tìm hiểu về những lợi ích tuyệt vời của thành phần này qua bài viết dưới đây của KSHOPBEAUTY.

Dầu dừa là gì?

Dầu dừa là tinh dầu có nguồn gốc từ thiên nhiên, được lấy bằng việc chiết tách cơm dừa từ những trái dừa già. Thành phần này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp, thực phẩm và y tế. Dầu dừa giàu chất béo no, ít bị oxy hóa và thường có màu vàng (độ đậm nhạt của màu dầu tùy thuộc vào độ già của trái dừa).

Tác dụng của dầu dừa đối với sức khỏe

Dầu dừa rất tốt cho sức khoẻ

1. Đốt cháy chất béo

Chất béo bão hoà được chia thành 3 nhóm nhỏ, mỗi nhóm có một tác dụng khác nhau đối với cơ thể, gồm: chuỗi dài (LCT), chuỗi trung bình (MCT) và chuỗi ngắn (SCT). Trong đó, dầu dừa là một nguồn chất béo trung tính nằm trong nhóm chuỗi trung bình.

Việc tiêu thụ chất béo bão hoà thuộc nhóm trung bình có thể làm tăng lượng calo mà cơ thể bạn đốt cháy, từ đó, có thể thúc đẩy quá trình giảm cân. Dầu dừa có chứa 65% MCT nên nó có đặc tính đốt cháy chất béo như MCT nguyên chất.

Ngoài ra, trong dầu dừa cũng chứa Acid Lauric. Khi loại acid này được chuyển đến gan sẽ được chuyển hoá thành năng lượng thay vì được lưu trữ trong cơ thể bạn dưới dạng chất béo, điều này giúp ích nhiều trong việc giảm cân của bạn.

2. Giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ giảm cân

MCT trong dầu dừa có thể làm giảm cảm giác đói. Theo đó, khi MCT bị phân huỷ sẽ tạo ra các phân tử gọi là xeton, xeton sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn bằng cách tác động trực tiếp lên các chất truyền tin hoá học của não hoặc làm thay đổi mức độ của các hormone gây đói, chẳng hạn như ghrelin.

3. Tăng mức cholesterol tốt

Có hai loại cholesterol: lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) còn được gọi là cholesterol tốt, và lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) được gọi là cholesterol xấu. Trong đó, cholesterol tốt có thể giúp tăng cường sức khoẻ tim mạch. Qua nghiên cứu, dầu dừa có thể làm tăng mức cholesterol tốt và làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể.

4. Cung cấp năng lượng cho cơ thể

MCT có trong dầu dừa giúp cung cấp năng lượng nhanh chóng. MCT trong dầu dừa cung cấp năng lượng nhanh chóng. Khi bạn ăn chất béo trung tính chuỗi dài (LCT), các phân tử từ chất béo được vận chuyển qua máu của bạn đến các mô cần chúng, chẳng hạn như mô cơ hoặc mô mỡ. Mặt khác, MCT đi thẳng đến gan của bạn và trở thành nguồn cung cấp năng lượng nhanh chóng giống như carbs – nguồn năng lượng ưa thích của cơ thể. Trên thực tế, MCT từ lâu đã được sử dụng trong các sản phẩm dinh dưỡng dành cho các vận động viên vì đây là nguồn năng lượng mà cơ thể họ có thể hấp thụ và sử dụng nhanh chóng

5. Kháng khuẩn

Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm do có chứa hàm lượng Acid Lauric cao, chiếm khoảng 50% MCT trong dầu dừa. Acid Lauric có khả năng hoạt động như một chất diệt khuẩn, giúp ngăn vi khuẩn sinh sôi mà không giết chết vi khuẩn. Nghiên cứu cho thấy, nó có thể kháng nhiều loại vi sinh vật gây bệnh, chẳng hạn như: Staphylococcus aureus, Streptococcus mutans, Streptococcus pyogenes, Escherichia coli, Helicobacter pylori.

6. Kiểm soát lượng đường trong máu

Theo kết quả từ một nghiên cứu năm 2009 cho thấy MCT trong dầu dừa có khả năng duy trì độ nhạy của insulin trong máu. Thành phần này cũng có chỉ số Glycemic khá thấp, giúp bảo toàn, duy trì lượng đường huyết không biến động. Ngoài ra, dầu dừa cũng giúp kiểm soát lượng đường đi vào và lượng insulin xuất ra, ngăn ngừa tình trạng insulin ngược.

7. Giảm căng thẳng

Dầu dừa nguyên chất có đặc tính chống oxy hoá. Các nhà nghiên cứu tin rằng thành phần thiên nhiên này có thể giúp hỗ trợ điều trị một số dạng của trầm cảm và làm giảm căng thẳng do tập thể dục và cảm lạnh mãn tính.

8. Ngăn ngừa hiện tượng co giật

Một trong những chế độ ăn được nhiều người yêu thích và áp dụng đó chính là chế độ Keto. Đây là chế độ ăn ít lượng carbs và nhiều chất béo tốt, để điều trị các chứng rối loạn khác nhau, đặc biệt là làm giảm tần xuất xảy ra co giật. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc thiếu đường glucose để cung cấp nhiên liệu cho các tế bào não có thể là nguyên nhân dẫn tới việc giảm tần xuất co giật ở những người bị động kinh theo chế độ ăn Keto.

Trong dầu dừa có chứa lượng chất béo bão hoà cao, do đó, có thể giúp hỗ trợ ngăn ngừa hiện tượng co giật, điều trị chứng động kinh hiệu quả và tăng trao đổi Ketosis.

9. Cải thiện chức năng não

Trong dầu dừa có chứa xeton. Đây là một hoạt chất có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh Alzheimer bằng cách cung cấp các nguồn năng lượng để làm phục hồi các tế bào não bị tổn thương.

10. Cải thiện sức khỏe răng miệng

Sử dụng dầu dừa làm nước súc miệng có thể làm giảm đáng kể số lượng vi khuẩn có hại trong miệng. Việc dùng dầu súc miệng giúp tạo ra các chất chống oxy hóa làm hỏng thành tế bào của vi sinh vật và giết chết chúng. Tuy nhiên, việc súc miệng bằng dầu dừa không thể thay thế thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày của bạn. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa vẫn là bước vệ sinh răng cơ bản bạn cần thực hiện. Ngoài ra, dầu dừa cũng có thể làm thơm miệng, cải thiện hơi thở thơm tho hơn.

11. Chống lại bệnh nấm candida

Nấm Candida là bệnh nhiễm trùng nấm men do vi khuẩn nấm Candida albicans gây ra. Nấm Candida xuất hiện ở da, miệng, đường tiêu hoá và vùng sinh dục, do đó, nhiễm trùng có thể xảy ra ở mọi ví trí trên cơ thể con người. Theo nghiên cứu, trong dầu dừa có chứa hoạt tính chống lại loại nấm Candida albicans này, từ đó, tạo lớp rào cản và chống viêm, bảo vệ da.

12. Phòng ngừa bệnh gan

Một số chất có trong dầu dừa có khả năng bảo vệ gan. Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017, những người sử dụng dầu dừa trong chế độ ăn uống có các chỉ số về sức khoẻ gan tốt hơn sau 4 tuần so với những người không dùng.

13. Giảm triệu chứng hen suyễn

Hen suyễn là loại bệnh lý phổ biến, làm rối loạn các chức năng của đường thở đến phối dẫn đến hiện tượng khó thở. Sử dụng tinh dầu dừa có khả năng làm giảm các triệu chứng của hen suyễn

Tác dụng của dầu dừa trong việc làm đẹp

Dầu dừa thường xuất hiện trong các sản phẩm dưỡng da

1. Dưỡng ẩm cho da khô

Nhiều nghiên cứu cho thấy dầu dừa có thể tăng cường độ ẩm cho da khô. Nó cũng có thể cải thiện chức năng hàng rào bảo vệ của da, ngăn ngừa hiện tượng mất nước trên da và bảo vệ làn da trước những tác nhân gây hại bên ngoài môi trường như hoá chất, truyền nhiễm, ô nhiễm, chất gây dị ứng.

Trên thực tế, theo một nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng thoa 6–8 giọt dầu dừa nguyên chất lên tay và để qua đêm có thể là một cách hiệu quả để ngăn ngừa da khô do thường xuyên sử dụng nước rửa tay chứa cồn.

2. Làm dịu làn da gặp các bệnh như viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là mật bệnh mãn tính về da được đặc trưng bởi tình trạng viêm và khiếm khuyết chức năng hàng rào bảo vệ của da. Dầu vừa có thể giúp xoa dịu những làn da đang gặp viêm da dị ứng. Nó có thể làm giảm triệu chứng của bệnh này ở mức nhẹ đến trung bình.

3. Sử dụng như bước rửa mặt hằng ngày

Dầu dừa có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và giữ ẩm tự nhiên nên có thể sử dụng để làm sạch da. Với quy trình đơn giản, bạn chỉ cần apply một lượng dầu dừa vừa đủ lên mặt và xoa theo chuyển động tròn lên khắp mặt và cổ, đồng thời massage nhẹ nhàng. Khi đã hoàn tất, hãy làm sạch bằng sữa rửa mặt để đảm bảo tất cả bụi bẩn và các chất cặn bã được loại bỏ hết trên da mặt.

4. Dùng làm mặt nạ dưỡng da

Dầu dừa khi kết hợp cùng các thành phần thiên nhiên khác cũng có thể tạo ra được một loại mặt nạ dưỡng da hiệu quả, an toàn với làn da. Dầu dừa với đặc tính dưỡng ẩm, có thể kết hợp với bột nghệ (chống viêm), nước cốt chanh (dưỡng sáng da), mật ong Manuka (điều trị mụn trứng cá). Với mỗi loại mặt nạ, bạn nên thoa khi da mặt đã được làm sạch, để ít nhất 15 phút và thư giãn, sau đó hãy rửa lại mặt với nước ấm.

5. Tẩy trang

Tẩy trang là một trong những công dụng ít ai ngờ đến của dầu dừa. Nó có thể tẩy sạch cả mascara không thấm nước. Chỉ cần cho một ít dầu dừa lên bông gòn và lướt nhẹ nhàng lên vùng mắt và cả vùng da dưới mắt. Dầu dừa khi đó sẽ thực hiện một công việc tuyệt vời là phá vỡ lớp trang điểm mắt như sáp, mực và cũng giúp vùng da nhạy cảm được ngậm nước. Khi quá trình đã hoàn tất, bạn tiến hành rửa mặt như bình thường.

6. Dùng thay thế kem dưỡng mắt

Ngoài những loại kem dưỡng ẩm cho mắt trên thị trường, bạn cũng có thể sử dụng dầu dừa để thay thế. Khi vùng da quanh mắt bị khô, do trời lạnh, mất nước hay do tuổi tác, bạn có thể dùng dầu dừa bằng cách chấm một lớp mỏng dầu dừa (sử dụng ngón đeo nhẫn của bạn để có thể kiểm soát lực tốt hơn) lên vùng dưới mắt khô để làm ẩm và bảo vệ da. Nên chăm sóc vùng da nhạy cảm này trước khi đi ngủ sẽ đạt được hiệu quả nhanh và tốt hơn.

7. Tẩy tế bào chết cho môi

Rất nhiều sản phẩm tẩy tế bào chết cho môi thường có chứa thành phần dầu dừa trong công thức. Ngoài ra, bạn có thể tự tạo ra hỗn hợp tẩy da chết cho môi từ dầu dừa đơn giản tại nhà. Bạn trộn dầu dừa, đường nâu và mật ong cho đến khi cảm thấy hỗn hợp đã đạt được độ đặc ưng ý. Thoa hỗn hợp đều lên môi rồi rửa sạch khi bạn rửa mặt hoặc dùng khăn ẩm để lau trước khi đi ngủ để thức dậy với đôi môi mềm mại, căng mọng hơn vào buổi sáng.

8. Thay thế son dưỡng môi, son bóng

Dầu dừa là thành phần quen thuộc góp mặt trong nhiều loại son môi, đặc biệt là son bóng và son dưỡng. Thành phần thiên nhiên này sẽ giúp cải thiện đôi môi nứt nẻ, bong tróc hoặc thậm chí có thể làm cho đôi môi của bạn thêm hồng hào. Bạn cũng có thể tự làm son dưỡng và son bóng từ dầu dừa tại nhà.

– Đối với son dưỡng: Bạn trộn 2 thìa dầu dừa, 2 thìa bơ ca cao và 2 thìa sáp ong hoặc sáp ong dạng viên lại với nhau. Đun cho đến khi các thành phần tan chảy và khấy cho đều (không cần phải khuấy thường xuyên). Sau đó, thêm 2 giọt tinh dầu quế vào và khuấy đều. Hỗn hợp thu được bạn để đông lại là đã có thể sử dụng được.

– Đối với son bóng: Bạn chỉ cần trộn một ít son môi cũ với một ít dầu dừa.

9. Làm nổi bật lớp phấn má hồng

Phấn má hồng sẽ giúp làm gương mặt bạn thêm nổi bật, che giấu được nét nhợt nhạt, mệt mỏi trên khuông mặt. Chỉ cần quét một lượng nhỏ dầu dừa hữu cơ lên lớp trang điểm và để khô, nó sẽ làm cho làn da của bạn sáng hơn.

10. Thay thế kem tẩy lông

Kem tẩy lông thông thường được làm từ những thành phần hoá học và có chứa cả những loại hoá chất có khả năng làm sạch vùng lông ở tay, chân hay nách. Đôi khi, trong quá trình sử dụng các sản phẩm này sẽ gặp hiện tượng dị ứng, kích ứng, mẩn đỏ trên da. Ngược lại, dầu dừa không tốn kém, có tính kháng khuẩn tự nhiên và có mùi thơm dịu nhẹ. Ngoài ra, đặc tính làm dịu da của nó sẽ khiến làn da mềm mịn, không gây bóng nhờn.

11. Thay thế kem dưỡng da

Dầu dừa thường được sử dụng làm dầu dưỡng ẩm ở dạng thô hoặc là một thành phần trong kem dưỡng ẩm. Đây sẽ là một lựa chọn tuyệt vời nếu như bạn đang tìm kiếm một loại kem dưỡng ẩm thiên nhiên, mùi thơm dịu nhẹ mà có khả năng nuôi dưỡng làn da khoẻ mạnh, mịn màng.

12. Dùng làm dầu massage

Dầu dừa là một trong những loại dầu massage phổ biến bên cạnh dầu Jojoba. Nó có khả năng giữ ẩm tốt trên da, dưỡng da mềm mại, mướt mịn.

13. Dưỡng móng tay

Móng tay cũng là bộ phận cần được cấp ẩm trên cơ thể. Massage dầu dừa ở lớp biểu bì và vùng da quanh móng tay giúp bổ sung độ ẩm cần thiết cho bộ phận thường bị bỏ qua của cơ thể này. Nhờ đó, bạn có thể cải thiện tình trạng da nứt nẻ, dưỡng ẩm cho móng dễ gãy và ngăn móng bị xước.

14. Chữa bệnh vảy nến, nấm da chân

Dầu dừa là một phương thuốc tự nhiên và an toàn trong chữa trị bệnh vẩy nến – một bệnh tự miễn dịch khiến cho các tế bào da trở nên sần sùi, đỏ và có vảy. Khi tắm với nước ấm, bạn chỉ cần thêm một vài giọt dầu dừa vào là đã có thể giảm tình trạng ngứa, bong vảy trên da.

Bệnh nấm da chân là một bệnh nhiễm nấm phổ biến gây ra bởi mồ hôi chân. Dầu dừa có thể giúp làm dịu vết nhiễm trùng và bong tróc da. Sau khi bạn bôi thuốc trị nấm da chân , hãy phủ một lớp dầu dừa hữu cơ lên ​​trên và đi tất chất liệu cotton. Điều này sẽ làm giảm tình trạng nấm da chân và cải thiện gót chân nứt nẻ.

15. Làm dịu vết chàm

Dầu dừa cũng có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị tự nhiên cho những người bị bệnh chàm (một nhóm các vấn đề về da dẫn đến các mảng da đỏ, ngứa và sưng tấy). Một nghiên cứu nhỏ cho thấy bệnh nhân bị chàm (đặc biệt là những người bị viêm da dị ứng) bôi dầu dừa nguyên chất lên da 2 lần/ngày đã giảm lượng vi khuẩn tụ cầu khuẩn trên da, giảm khô, trầy xước, mẩn đỏ và dày da do gãi.

16. Dưỡng tóc chắc khỏe, giảm gãy rụng

Dầu dừa có khả năng bảo vệ tóc khỏi hư tổn bằng việc thấm sâu vào các sợi tóc, giúp cho sợi tóc linh hoạt hơn và tăng độ chắc khoẻ để ngăn ngừa hiẹn tượng đứt gãy.

17. Giảm thiểu gàu

Dầu dừa có thể giúp giảm mức độ nấm men trên da gây viêm, bong tróc và ngứa liên quan đến gàu. Công thức giảm gàu bằng dầu dừa, bạn có thể thực hiện như sau: Đun nóng 2 hoặc 3 thìa dầu dừa với ngọn lửa nhỏ. Sau khi nó hóa lỏng, hãy lấy ra khỏi lửa ngay để hỗn hợp không trở nên quá nóng. Sau đó, đem hỗn hợp thu được xoa bóp lên da đầu của bạn. Nếu còn dầu thừa, bạn có thể dùng nó để thoa lên phần còn lại của tóc. Để dầu ngấm trên da đầu trong 30 phút rồi gội sạch bằng dầu gội.

18. Làm mềm tóc

Dầu dừa có chứa chất béo bão hoà tự nhiên ở hàm lượng cao, có khả năng dưỡng tóc mềm mượt. Ngoài ra, dầu dừa cũng có thể cải thiện tình trạng tóc xoăn cứng. Bạn xoa một ít dầu dừa giữa các đầu ngón tay và vuốt qua những nơi tóc đặc biệt xoăn để giúp tóc trông bóng mượt, nuôi dưỡng và làm chắc khỏe tóc.

19. Tạo độ bóng cho tóc

Dầu dừa có khả năng thấm vào da dầu tốt hơn dầu khoáng, làm tăng độ bóng và bảo vệ tóc khỏi hư tổn.

Lưu ý khi sử dụng dầu dừa

Mặc dù là thành phần tốt cho sức khoẻ nhưng dầu dừa vẫn có một số lưu ý mà bạn cần lưu tâm

1. Không phải ai cũng thích hợp sử dụng dầu dừa

Dầu dừa là một thành phần có lợi cho sức khỏe và làm đẹp, tuy nhiên, nó cũng tìềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể, sức khỏe làn da. Sau đây là một vài nhóm đối tượng cần cân nhắc sử dụng dầu dừa:

– Người dễ dị ứng: Những đối tượng này có làn da tương đối nhạy cảm, do đó, khi sử dụng dầu dừa, có thể xuất hiện tình trạng ngứa, phát ban, sốc phản vệ.

– Người đang gặp vấn đề về mụn, đặc biệt là mụn viêm: Sử dụng dầu dừa mà không làm sạch da triệt để sẽ có thể xảy ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông, khiến cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.

– Người đang có vết thương hở: Khi sử dụng dầu dừa, thành phần này có thể khiến tình trạng vết thương trở nên nghiêm trọng và lâu khỏi hơn.

2. Dầu dừa có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ

Mặc dù một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu dừa có thể làm tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu, nhưng các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng so với các loại dầu khác như dầu ô liu, dầu dừa làm tăng mức cholesterol LDL có hại. Nồng độ cholesterol LDL cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc bị đột quỵ.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên bổ sung không quá 13 gram chất béo bão hòa mỗi ngày trong chế độ ăn uống của bạn. Như đã nêu trước đó, dầu dừa chứa nhiều hơn thế (14 gam) trong một khẩu phần, có nghĩa là bạn rất dễ lạm dụng chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống khi tiêu thụ dầu dừa. Quá nhiều chất béo bão hòa có thể dẫn đến cholesterol cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

3. Phụ nữ mang thai hay đang trong thời kỳ cho con bú và trẻ em nên tránh sử dụng dầu dừa hoặc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về sự an toàn trước khi sử dụng.

4. Sử dụng dầu dừa với lượng vừa đủ, không sử dụng quá nhiều thành phần này

Theo nhiều nghiên cứu, với những người sử dụng quá nhiều dầu dừa, có thể xảy ra một số tác dụng phụ về đường tiêu hóa như tiêu chảy, chuột rút và những cảm giác khó chịu ở bộ phận này. Để hạn chế những tác dụng phụ khi sử dụng dầu dừa, bạn cần cắt giảm lượng tiêu thụ dầu dừa, sử dụng dầu dừa trong bữa ăn và tuyệt đối không dùng khi bụng đang đói.

Có thể thấy, dầu dừa là nguồn nguyên liệu thiên nhiên rất giàu công dụng đối với sức khỏe và làn da. Hy vọng bài viết này của KSHOPBEAUTY đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về các tác dụng của dầu dừa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *