Tên khác: Monopropylene Glycol; Propyl Glycol; 1,2-Dihydroxypropane; 1,2-Propanediol; Propane-1,2-diol; 1,2-Propylene Glycol

Chức năng: Dung môi, Chất tạo mùi, Chất giữ ẩm, Chất làm giảm độ nhớt, Dưỡng da, Chất làm đặc, Chất dưỡng da – hỗn hợp

1. Propylene Glycol là gì?

Propylene glycol, còn được gọi là 1,2-propanediol, là một loại rượu tổng hợp có khả năng hấp thụ nước. Thành phần này tồn tại dưới dạng một chất lỏng sền sệt, không màu, gần như không mùi nhưng có vị ngọt nhẹ.

Propylene glycol là một trong những thành phần được sử dụng rộng rãi nhất trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, bao gồm: Chất tẩy rửa mặt, chất dưỡng ẩm, xà phòng tắm, dầu gội và dầu xả, chất khử mùi, chế phẩm cạo râu và nước hoa.

2. Tác dụng của Propylene Glycol trong làm đẹp

  • Hấp thụ nước
  • Giữ ẩm cho da
  • Giảm các dấu hiệu lão hóa
  • Ngăn ngừa thất thoát nước
  • Cải thiện tình trạng mụn trứng cá
  • Tăng cường tác dụng của mỹ phẩm

3. Cách sử dụng Propylene Glycol trong làm đẹp

Propylene Glycol có trong rất nhiều sản phẩm. Vì vậy, không có một cách cố định nào để sử dụng nó. Thay vào đó, bạn nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

4. Lưu ý khi sử dụng Propylene Glycol

  • Mặc dù đã được kiểm chứng bởi Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm (FDA) là hoạt chất an toàn thậm chí có thể dùng trong thực phẩm. Tuy nhiên, bảng chỉ dẫn các chất hóa học an toàn (MSDS) khuyến cáo cần tránh cho hoạt chất propylene glycol tiếp xúc trực tiếp với da, đặc biệt là các vùng da đang bị tổn thương.
  • Ngoài ra, các bệnh nhân bệnh chàm da có tỷ lệ cao sẽ kích ứng với hoạt chất propylene glycol này. Để chắc chắn rằng bạn không bị dị ứng với thành phần này, trước khi sử dụng bạn nên cho một ít ra bàn tay nếu có biểu hiện nổi ửng đỏ gây dị ứng thì nên ngưng sử dụng.
  • Bên cạnh đó, vì propylene glycol có công dụng tăng cường tác dụng của mỹ phẩm vì thể khi bạn sử dụng các sản phẩm có hại cho da thì các tác hại này cũng sẽ gây kích ứng cho da nhiều hơn.

Tài liệu tham khảo

  • Jang HJ, Shin CY, Kim KB. Safety Evaluation of Polyethylene Glycol (PEG) Compounds for Cosmetic Use. Toxicol Res. 2015 Jun;31(2):105-36.
  • DiPalma JA, DeRidder PH, Orlando RC, Kolts BE, Cleveland MB. A randomized, placebo-controlled, multicenter study of the safety and efficacy of a new polyethylene glycol laxative. Am J Gastroenterol. 2000 Feb;95(2):446-50.
  • McGraw T. Polyethylene glycol 3350 in occasional constipation: A one-week, randomized, placebo-controlled, double-blind trial. World J Gastrointest Pharmacol Ther. 2016 May 06;7(2):274-82.
  • Corazziari E, Badiali D, Bazzocchi G, Bassotti G, Roselli P, Mastropaolo G, Lucà MG, Galeazzi R, Peruzzi E. Long term efficacy, safety, and tolerabilitity of low daily doses of isosmotic polyethylene glycol electrolyte balanced solution (PMF-100) in the treatment of functional chronic constipation. Gut. 2000 Apr;46(4):522-6.
  • Dupont C, Leluyer B, Maamri N, Morali A, Joye JP, Fiorini JM, Abdelatif A, Baranes C, Benoît S, Benssoussan A, Boussioux JL, Boyer P, Brunet E, Delorme J, François-Cecchin S, Gottrand F, Grassart M, Hadji S, Kalidjian A, Languepin J, Leissler C, Lejay D, Livon D, Lopez JP, Mougenot JF, Risse JC, Rizk C, Roumaneix D, Schirrer J, Thoron B, Kalach N. Double-blind randomized evaluation of clinical and biological tolerance of polyethylene glycol 4000 versus lactulose in constipated children. J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2005 Nov;41(5):625-33.